Sr. Hong, Dong Duc Me Di Vieng. Tam hon boc truc, don so. Sr. chuyen muc vu nguoi ngheo, va rao giang Tin Mung o nhung noi xa xoi, heo lanh.
Bai chia se tu Sr. Hong, Dong Duc Me Di Vieng. (Nam 2009) 1.Địa dư, con người và xã hội
Giáo xứ hương phú thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nam Đông là thung lũng trên cao, nằm trong dãy trường sơn, cách thành phố Huế 60 km về hướng Tây Nam. Toàn huyện có khoảng 24 ngàn dân.
Giáo xứ được thành lập cách đây 4 tháng, có 1200 giáo dân, chia thành 5 giáo điểm: Ka Tư, Hà An, Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Giang, trung bình cách nhau 10km. Người Công Giáo, vốn là bà con giáo dân thuộc các giáo xứ miền xuôi đến đây xây dựng vùng kinh tế mới từ 1975, hiện diện tại 4 xã trong số 10 xã và 1 thị trấn của huyện, chiếm tỷ lệ 1/20 số dân. Tại các xã còn lại, anh em dân tộc thiểu số Ka Tư chiếm đa số và chưa được đón nhận Tin Mừng.
Đặc biệt, bối cảnh xã hội nơi đây đã tác động lớn đến đời sống đức tin Công Giáo. Thunh lũng Nam Đông là vùng biệt lập và từ đầu người ta muốn xây dựng vùng không Tôn Giáo. Không lạ gì mãi đến năm 2004, mới có linh mục thường xuyên lên dâng Lễ Chủ Nhật, còn trước đó chủ yếu chỉ có Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.
II. Đời sống đức tin
1.Mặt tích cực:
Từ đầu đến lập cư, dẫu theo sự phan bố dân cư của chính quyền, bà con cùng giáo xứ gốc thường quy tụ gần nhau. Tình đồnh hương tình đồng xứ đã giúp họ duy trì đức tin trong hoàn cảnh không nhà thờ không chủ chăn. Ngày nay, việc củng cố và phát triển đức tin cũng phải dựa vào điểm thuận lợi này.
Là vùng biệt lập, với đường đèo độc đạo nối liền với quốc lộ 1, Nam Đông tương đối bị ảnh hưởng nền văn minh hưởng thụ vật chất muộn hơn. Trẻ em còn khá hồn nhiên trong sáng so với các vùng khác. Đây là tiền đề tốt cho việc giáo dục đức tin.
Từ 4 năm trở lại đây, có linh mục và các nữ tu lên thường trú, với đường lối các cộng đoàn tư tưởng, đời sống đức tin, đặt biệt sinh hoạt phụng vụ, ngày càng nề nếp hơn. Dĩ nhiên, mục vụ chiều sâu còn đó là một nổ lực lâu dài và đời sống cộng tác của nhiều người.
2.Mặt tiêu cực
Số giáo dân chỉ vỏn vẹn 1200, nhưng lại chia lẻ thành 5 cộng đoàn cách xa nhau. Việc mục vụ đòi nhiều nhân sự và công sức.
30 năm không chủ chăn thường trú, không thánh lể đều đặn, thì cần 30 năm để tái lập nề nếp đức tin. Nói vậy hơi cường điệu, nhưng quả thực thời gian dài giáo dân tự quản để lại nhiều hậu quả: nền tảng giáo lý nơi lứa tuổi trung niên còn thiếu sót, mất thói quen đạo đức, nhất là việc đi lễ chủ nhật...
Vấn đề hôn nhân khác đạo đang là nguyên do lớn làm suy thoái đời sống đức tin. Với tỷ lệ 1 Công Gíao / 20 ngưòi ngoài Công Giáo, trong một thung lũng cô lập, các bạn Công giáo khó tìm được người đồng đạo. Mặt khác, lập gia đình với cán bộ hoặc giáo viên, dời sống vật chất được bảo đảm, nhưng theo đạo là chuyện khó lòng. Theo cái nhìn con người, ai nắm được bao tử của người khác là ngưòi đó thắng.
Nổi nhức nhối hiện nay là trong giáo xứ còn có nhiều người lơ đạo công khai. Truy nguyên ra, một số là giáo viên cán bộ phấn đấuvào Đảng Cộng sản, nên lơ đạo, một số lập gia đình bất hợp pháp hoặc hôn nhân khác đạo, từ đó bỏ bê việc đi nhà thờ.
Ngoài ra, việc truyền giáo cho anh em thiểu số đang rất khó. Gặp nhiều khó khăn bởi lẻ do rút kinh nghiệm từ vùng Tây Nguyên, chính quyền ở đây đặt anh em dân tộc trong tình trạng bế môn tỏa cảng và họ độc quyền o bế. Đem Chúa đến với anh em dân tộc thiểu số và nâng cao đời sống vâưn minh cho họ là việc làm đòi nhiều sáng kiến và dấn thân.
Nhận diện cái khó để đối mặt chứ không để nản lòng và biết đâu là việc ta “phải làm từ ngày hôm nay’’. Sau mọi nổ lực, mọi động nảo của con người, chùng ta tin “Thiên Chúa luôncó thể vẻ đường thẳng ngang qua đường cong của con người”.
Vì thế chị em chúng tôi quyết định định cư nơi đây dù quá nhiều khó khăn, tất cả với một tinh thần cầu nguyện tin tưởng vào chúa trong tinh thần yêu thương phục, đem chúa và sự văn minh tình thương cho mọi người.